Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Đi vệ sinh là nhu cầu tất yếu của mỗi người. Việc đi vệ sinh đúng cách không chỉ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh mà còn hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vậy, thế nào là tư thế đi vệ sinh đúng cách? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn. 

Hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách 

Tư thế đi vệ sinh phổ biến nhất hiện nay là ngồi bệt và ngồi xổm. Trong đó tư thế ngồi bệt phổ biến hơn vì nó thuận tiện, ít mỏi chân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế tư thế đi vệ sinh ngồi bệt là tư thế hoàn toàn sai, nó gây áp lực cho ruột, cơ vòng hậu môn và khiến cửa ruột không được mở hoàn toàn. 

Thêm vào đó, nếu đi vệ sinh kiểu ngồi bệt sẽ tạo nên áp lực đào thải các chất dư thừa qua ruột. Các niêm mạc ở vị trí đại tràng yếu dễ bị đẩy ra khỏi vách ngăn. Từ đó sẽ tạo nên các túi nhỏ và dẫn đến bệnh lý viêm túi thừa đại tràng. 

Tư thế đi vệ sinh đúng là tư thế ngồi xổm, phần thân trên và chân phải tạo thành góc 35 độ. Điều này giúp ruột kết được giữ thẳng, chất thải sẽ được đưa ra ngoài dễ dàng hơn. 

Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Hậu quả của việc đi vệ sinh sai cách

Thực tế nhiều người khá chủ quan và xem thường việc đi vệ sinh, chỉ coi nó là vấn đề thường ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu đi vệ sinh sai cách và lặp lại liên tục trong thời gian dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. 

Tư thế vệ sinh không đúng chuẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong vùng kín. Từ đó tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Khi vi khuẩn xâm nhập ngày càng nhiều sẽ tạo thành mủ tụ và các nốt áp xe, từ đó dẫn đến bệnh lý áp xe hậu môn. 

Ngoài ra, tư thế vệ sinh sai cách còn gây ra nhiều căn bệnh khác như:

  • Bệnh trĩ: Khi đi đại tiện nếu rặn quá mức sẽ tạo nên áp lực lớn cho hậu môn. Từ đó khiến các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị viêm, phình to và gây nên các búi trĩ. 
  • Táo bón: Tư thế đi vệ sinh không đúng cách kết hợp cùng chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ tăng nguy cơ dẫn đến táo bón. 
  • Viêm đường tiết niệu: Đây là căn bệnh được gây ra do nguyên nhân chủ yếu là đi vệ sinh sai cách. Từ đó khiến nước tiểu bị tích tụ trong bàng quang, lâu dần sẽ dẫn đến khó tiểu và đường tiết niệu bị viêm nhiễm. 
  • Đại tràng: Đây là căn bệnh nhiều người gặp phải do lượng chất thải tích tụ lâu ngày trong đại tràng không thể tống ra ngoài. Nếu kéo dài có thể dẫn đến ung thư đại tràng. 
  • Giảm nhu động ruột: Nhu động ruột bị suy yếu khiến quá trình phân đẩy ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần là do tư thế đi vệ sinh bị sai cách tạo áp lực lớn cho ruột. 
  • Các bệnh về khung xương chậu: Đi vệ sinh sai tư thế tạo áp lực lên gốc hậu môn và khiến phần cuối ruột già bị xệ. Từ đó tăng nguy cơ gây ra các bệnh về khung xương chậu. 
Bệnh táo bón

Đi vệ sinh sai cách có thể dẫn đến bệnh táo bón

Lưu ý quan trọng khi đi vệ sinh

Bên cạnh tư thế đi vệ sinh đúng cách, các bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Thời gian đi vệ sinh 

Theo các chuyên gia, thời gian lý tưởng nhất cho mỗi lần đi vệ sinh là 2 phút. Nếu đáp ứng đúng thời gian này sẽ giúp giảm đến 75% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. 

Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Xây dựng thói quen đi đúng giờ hàng ngày tốt cho sức khỏe đường tiết niệu cũng như hậu môn trực tràng. Ngoài ra, cũng hỗ trợ đường ruột quen với các thời điểm trong ngày. 

Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy, nhất là khoảng giờ từ 5 – 7 giờ. Thời điểm này, đại tràng có khả năng co thắt mạnh và hiệu quả. Từ đó giúp đào thải phân ra ngoài nhanh chóng. 

Tuyệt đối không nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đại tràng và hậu môn. Do đó, nếu bạn thường có thói quen nhịn tiểu thì hãy loại bỏ ngay thói quen tai hại này. Việc nhịn tiểu kéo dài sẽ dẫn đến chứng khó tiểu, cùng với đó là các bệnh lý về viêm niệu đạo, viêm nhiễm bàng quang. 

Tuyệt đối không nhịn tiểu

Tuyệt đối không được nhịn tiểu

Tập trung cho việc đại tiện

Nhiều người có thói quen mang theo điện thoại khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn bị sao nhãng và quên mất việc tập trung vào đại tiện. Thêm vào đó là thời gian vệ sinh cũng kéo dài hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột. 

Do đó, khi đi vệ sinh, việc duy nhất mà bạn cần làm là tập trung cho việc đại tiện. Tuyệt đối không làm việc riêng hay sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử. 

Sử dụng giấy vệ sinh mềm

Sau khi sử dụng nước để loại bỏ chất bẩn ở vùng kín và hậu môn, các bạn hãy sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm mịn để lau chùi, đảm bảo không làm trầy xước hay tổn thương vùng hậu môn. 

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối

Hậu môn hay vùng kín là những khu vực có nhiều vi khuẩn trú ngụ. Do đó, sau khi đi vệ sinh hoặc đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Do đó, sau mỗi lần vệ sinh hãy tạo thói quen rửa lại vùng kín bằng nước muối sinh lý. Điều này không chỉ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn mà còn giúp giảm tiêu sưng, giảm viêm hiệu quả. 

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn

Rửa tay sạch sẽ

Sau khi đi vệ sinh hãy giữ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập. Bạn cần lưu ý làm sạch cả bàn tay trong và ngoài cùng các kẽ ngón tay để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn nhé!

Trên đây là hướng dẫn chi tiết tư thế đi vệ sinh đúng cách cùng một số lưu ý khi đi vệ sinh để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn!