Bể phốt là hệ thống xử lý chất thải dành cho các gia đình. Đây là một trong những phần quan trọng không thể thiếu trong tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng cũng hiểu rõ về cấu tạo bể phốt cũng như nguyên lý vận hành của bể. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều này.
Bể phốt là gì? Nguyên lý hoạt động của bể phốt
Bể phốt còn được gọi với nhiều tên khác là hầm cầu, hầm tự hoại, bể tự hoại, hầm tiêu phân,……Đây là nơi chứa chất thải từ bồn cầu cũng như các vị trí khác trong nhà như: bồn rửa bát, lỗ thoát sàn, bồn rửa mặt.
Thông thường, bể phốt trong gia đình chỉ được nối với bồn cầu. Theo đó, nó sẽ tiếp nhận chất thải là nước tiểu và phân sau mỗi lần đi vệ sinh. Lượng chất thải này sau đó sẽ được phân hủy và xử lý.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt
Chất thải từ bồn cầu sau khi được xả trôi sẽ xuống ngăn chứa bể phốt. Tại đây, các loại nấm và vi khuẩn sẽ thực hiện quá trình phân hủy. Sau quá trình này, đa số chất thải được phân hủy dưới dạng bùn. Chỉ còn lại các chất thải như kim loại, tóc,….
Các chất thải khó phân hủy sẽ được chuyển qua ngăn lắng đọng lại ở phía dưới. Sau thời gian sẽ hóa thành khí và bị đào thải ra ngoài. Sau quá trình thứ hai, trong nước thải chỉ còn lại vật lửng lơ. Khi đến hệ thống lọc ở ngăn thứ 3 sẽ bị giữ lại và phần chất thải sau khi được xử lý sẽ tự động thoát ra ngoài.
Cấu tạo bể phốt
Dưới đây là cấu tạo của hệ thống bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn thông dụng hiện nay:
Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn gồm: Ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Cụ thể:
Ngăn chứa
Đây là ngăn có diện tích lớn nhất và là nơi chứa các loại chất thải được thải xuống từ bồn cầu. Sau 1 thời gian, chất thải được phân hủy thành bùn. Các chất thải cứng, khó phân hủy sẽ được lắng lại tại đây.
Ngăn lắng
Ngăn này có nhiệm vụ tiếp nhận chất thải từ ngăn chứa. Các chất thải còn sót lại như kim loại, tóc, vật cứng sẽ bị giữ ở đáy ngăn.
Ngăn lọc
Chất thải ở ngăn lắng được chuyển sang ngăn lọc. Ngăn này có vai trò giữ lại các chất thải lơ lửng thông qua hệ thống lọc trước khi thải ra môi trường.
Cấu tạo bể phốt 2 ngăn
Bể phốt 2 ngăn gồm ngăn chứa chiếm 2/3 tổng diện tích bể và ngăn lắng chiếm 1/3 tổng diện tích bể. Cụ thể:
- Ngăn chứa: Chất thải từ bồn cầu sẽ được thải xuống ngăn chứa. Tại đây các loại vi khuẩn và nấm sẽ chuyển hóa thành bùn cặn lắng ở đáy bể. Phần nước chứa các hợp chất lơ lửng sẽ sang ngăn lắng.
- Ngăn lắng: Các chất cặn bã còn sót lại được lắng xuống. Phần nước sẽ theo đường ống của hệ thống nước thải đi ra bên ngoài.
Bản vẽ cấu tạo bể phốt
Bản vẽ cấu tạo bể phốt 3 ngăn
Bản vẽ kỹ thuật bể phốt 2 ngăn
Các loại hầm bể tự hoại 3 ngăn thông dụng và cách xây dựng
Dưới đây là các loại hầm bể tự hoại 3 ngăn phổ biến nhất hiện nay:
Bể phốt xây bằng gạch nung
Với loại bể phốt này cần xây tường đôi với độ dày 220mm hoặc hơn. Sau đó xếp gạch theo một hàng dọc và một hàng ngang. Để đảm bảo chất lượng nên dùng gạch đặc có mác 75 và vữa xi măng, cát vàng với mác 75.
Bề mặt trong và ngoài của bể phải được trét vữa xi măng cát vàng mác 75, độ dày 20mm. Phía ngoài đánh màu xi măng nguyên chất có khả năng chống thấm.
Các góc của bể phốt được trét xi măng. Đặt các tấm lưới thép kích thước 10x10mm chống thấm cho bể. nếu mực nước ngầm cao, cần phải chèn thêm lớp đất sét với độ dày 100mm trở lên quanh bể.
Bể làm bằng chất liệu bê tông
Với bể phốt bằng chất liệu bê tông, tại vị trí lắp đặt và đường nối các ống qua các ngăn bể phải thực hiện chống thấm và sử dụng gioăng cao su bọc bên ngoài để tránh bị rò rỉ nước.
Các đường ống dẫn nước ra – vào giữa các ngăn phải lắp đặt so le với nhau để quãng đường nước chảy trong bể dài nhất, tránh bị chảy tắt. Tốt nhất là đặt ống dẫn nước thải trước khi vào bể chứa theo chiều ngang với độ dốc ~ 2%, chiều dài không dài quá 12m.
Ống dẫn chất thải vào và ra khỏi bể cần lắp ống hình chữ T với đường kính tối thiểu 100mm. Đầu trên cao hơn mặt nước, đầu dưới ngập nước khoảng 400mm.
Các ngăn trong bể phốt được thông với nhau bằng đường ống dẫn nước làm bằng cút chữ L ngược với đường tính tối thiểu 100mm. Cút hoặc lỗ thông đặt cách đáy bể 500mm trở lên.
Hình ảnh thực tế bể tự hoại
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế bể phốt mà các bạn có thể tham khảo:
Xây dựng bể phốt 3 ngăn là giải pháp hiệu quả giúp xử lý chất thải
Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch
Xây dựng bể phốt 3 ngăn bằng gạch nung
Bể phốt 3 ngăn gồm: Ngăn chứa, ngăn lọc, ngăn lắng
Bể phốt 2 ngăn được đúc sẵn bằng bê tông
Bể phốt 2 ngăn được xây dựng bằng chất liệu gạch
Một số mẹo sử dụng bể phốt bền lâu
- Khi thiết kế, xây dựng bể phốt có thể đặt thêm ống siphon để tăng thể tích và tốc độ dòng chảy đến ngăn lọc. Từ đó kéo dài tuổi thọ của đường ống.
- Bên cạnh nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thì thời gian chứa chất thải cũng ảnh hưởng đến quá trình vận hành của bể phốt. Do đó, khi xây dựng bể cần đảm bảo kín, không chịu ảnh hưởng từ lực bên ngoài.
- Trong quá trình vệ sinh bể phốt tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc xà phòng vì nó có thể giết chết vi sinh vật, vi khuẩn trong bể.
- Để chất thải phân hủy nhanh hơn các bạn có thể sử dụng bùn vi sinh.
Hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ về cấu tạo bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn. Từ đó lựa chọn được thiết kế bể phốt phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Pingback: winter morning jazz
Pingback: jazz music meaning