Bể phốt tự hoại

Có thể thấy, hiện nay có đến hơn 90% các gia đình đều dùng bể phốt tự hoại. Đây là công trình giúp đảm bảo sạch sẽ cho môi trường, ngăn ô nhiễm, tránh được nhiều mầm bệnh và vi khuẩn có hại. Vậy hiểu thế nào cho đúng về bể phốt tự hoại? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.

Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hữu hiệu nhất

Bể phốt tự hoại là gì?

Bể phốt tự hoại có thể hiểu đơn giản là nơi chứa các chất thải từ bồn cầu xuống. Theo thời gian, các chất thải này sẽ bị phân hủy thành bùn và nước rồi mới thoát ra ngoài môi trường. Bể tự hoại được coi là công trình có tính vệ sinh cao, hạn chế được ô nhiễm và có thể xử lý các chất thải nhanh chóng, dễ dàng.

Hiện nay, bể tự hoại thường chia thành 2 dạng là bể 2 ngăn hoặc bể 3 ngăn. Loại bể này được đánh giá là tiết kiệm chi phí, có tính ứng dụng cao, bảo vệ môi trường hiệu quả. Trong quá trình xây bể tự hoại cần lưu ý nhiều điều, đặc biệt là hệ thống đường ống của bể phốt. Có như vậy mới đảm bảo bể hoạt động tốt nhất, không gây mùi khó chịu.

Bể phốt tự hoại

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, cách xây bể phốt tự hoại 2 ngăn

Cấu tạo bể phốt tự hoại 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo đơn giản gồm 2 ngăn là ngăn chứa và ngăn lắng. Ngăn chứa sẽ chiếm 2/3 diện tích bể, phần còn lại sẽ là diện tích của ngăn lắng.

Cấu tạo bể phốt tự hoại 2 ngăn

Nguyên lý hoạt động hầm tự hoại 2 ngăn

Sau khi chất thải từ bồn cầu xả xuống sẽ đi vào ngăn chứa. Tại đây đã có sẵn các vi khuẩn, nấm men vi sinh để giúp phân hủy các chất thải, giúp chất thải chuyển sang dạng bùn cặn. Phần nước thải sẽ có các hợp chất lơ lửng phía trên thì sẽ được chuyển sang ngăn lắng. Khi đến ngăn lắng, chất thải sẽ từ từ chìm xuống đáy bể, còn phần nước thải sẽ theo đường ống đi ra ngoài.

Các bước xây bể tự hoại 2 ngăn đúng kỹ thuật

B1: xác định vị trí cần thi công

Nên chọn những nơi rộng rãi, địa hình bằng phẳng, thuận tiện, ưu tiên môi trường đất cát. Tốt nhất nên đặt bể phốt ngoài nhà để thuận tiện xử lý. Với nhà phố thì có thể đặt dưới gầm cầu thang, dưới nhà vệ sinh.

B2: Đo đạc và lên bản vẽ

Bể phốt tiêu chuẩn cho hộ gia đình sẽ có kích thước như sau: 3 x 2.5 x 2m (Dài x rộng x sâu), thể tích vào khoảng 10 – 20m3.

B3: đào hầm bể phốt

Lúc này cần đào hầm theo bản thiết kế, đồng thời xây từng viên gạch, trám vữa. Với ngăn 1 thì dùng vữa trát đều lên tường. Ngăn 2 không trát kín mà để nhiều lỗ thoát để tăng hiệu quả cho quá trình rút nước.

B4: đặt ống

Sau khi đã hoàn thiện đo đạt thì bạn tiến hành đi đường nước từ nhà vệ sinh đến bể phốt. Cần tạo độ dốc cho ống, hạn chế co lơ, gấp khúc để tăng hiệu quả thoát nước.

B5: lắp đặt ống thông hơi

Đây là bộ phận không thể thiếu cho hầm cầu. Nó giúp hầm cầu thông thoáng, tránh tắc nghẽn. Khi lắp ống cần dùng đường ống phi 27, đặc trực tiếp trên bể phốt theo chiều thẳng đứng.

B6: san lấp mặt bằng

Ở bước này cần trám trít cẩn thận để tránh mùi hôi. Sau đó tiến hành san lấp mặt bằng.

Cấu tạo, thiết kế bể phốt, hầm tự hoại 3 ngăn

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn bao gồm

Bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn sẽ gồm 3 ngăn là: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc.

  • Ngăn chứa: tiếp nhận và chứa chất thải từ bồn cầu xuống. Diện tích ngăn này bằng ½ tổng diện tích bể.
  • Ngăn lắng và ngăn lọc: chứa các chất thải và lọc chất thải trước khi xả ra môi trường. 2 ngăn này sẽ có diện tích bằng nhau, tổng diện tích bằng ½ diện tích cả bể.

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Nguyên lý hoạt động bể tự hoại 3 ngăn

Chất thải sau khi theo đường ống thoát xuống bể phốt thì sẽ được đưa vào ngăn chứa và xử lý tại đây. Những cặn bã có trong nước thải sẽ được lên men rồi lắng xuống đáy bể. Nước thải được tách ra, chảy xuống hố ga qua mang lưới đường ống thoát nước.

Bản vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại

Dưới đây là một số bản vẽ sơ đồ bể tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn bạn có thể tham khảo.

Bản vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại

Bản vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại 2

Bản vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại 3

Một số lưu ý khi thi công thiết kế bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn

Khi thi công xây dựng bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Độ sâu tính từ mặt nước đến đáy bể không thấp hơn 1.2m
  • Chiều dài bể không dưới 0.7m, chiều rộng không dưới 0.5m, tỷ lệ của chiều dài và chiều rộng là 2:1
  • ống thoát nước cần đặt cách mặt nước 30cm, không được dưới mặt nước
  • khi thi công cần dùng gạch, đổ bê tông thép dày, trám trít các kẽ hở kỹ càng để tránh mạch nước ngầm ngấm vào bể.

Tham khảo 2 loại bể phốt tự hoại phổ biến hiện nay

Bể phốt tự hoại bằng bê tông đúc sẵn

Ưu điểm:

  • Thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí.
  • Dễ dàng di chuyển
  • Đáp ứng cho các công trình cần tiến độ nhanh
  • Có thể dùng ngay sau khi công trình hoàn thành.

Loại bể này hiện được chia thành 2 loại là hình tròn và hình chữ nhật. Tùy theo từng công trình và diện tích mà có thể chọn loại bể phù hợp nhất.

Bể phốt tự hoại bằng bê tông

Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite

Bể nhựa composite có thiết kế hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí cho người dùng. Bể làm bằng nhựa conposite có độ bền cao, chịu lực tốt và không bị oxy hóa. Loại bể này cũng có đa dạng kích thước, loại 2 ngăn và 3 ngăn như hầm vệ sinh tự xây dựng. Giá thành của bể giao động từ 2 – 7 triệu đồng tùy theo thể tích.

Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin về bể phốt tự hoại gia đình chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

This article has 3 comments

  1. Pingback: motivational music

  2. Pingback: relaxing jazz

  3. Pingback: relaxing music sleep

Comments are closed.